QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VI BẰNG MUA NHÀ ĐẤT
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định. Vậy vi bằng mua bán nhà đất là gì? Quy định pháp luật hiện hành về vi bằng mua bán nhà đất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
I. Vi bằng mua bán nhà đất là gì?
Vi bằng mua bán nhà đất thực chất là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định, kèm theo vi bằng sẽ bao gồm những hình ảnh, video trong quá trình xác lập vi bằng.
1. Vi bằng mua bán nhà đất là gì?
Mua bán nhà đất thông qua vi bằng là việc các bên trong giao dịch mua bán xác lập với nhau bằng văn bản được gọi là vi bằng do Thừa phát lại lập ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ nhà đất sau đó sẽ được Thừa phát lại đóng dấu. Vi bằng mua bán trên chỉ là nguồn chứng cứ khi các bên xảy ra tranh chấp tại Tòa.
2. Giá trị pháp lý giữa vi bằng và văn bản công chứng mua bán nhà đất
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Những văn bản đó có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Vì vậy hình thức công chứng được xem là có giá trị pháp lý cao hơn so với chứng thực và lập vi bằng.
3. Mua bán nhà đất vi bằng có an toàn không?
Việc mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng không được pháp luật thừa nhận, người mua nhà đất thông qua hình thức này gặp nhiều rủi ro và nguy cơ bị thiệt hại rất lớn. Một số thiệt hại có thể xảy ra đối với người mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng, như là: bên bán đã mang nhà đất đó thế chấp cho ngân hàng nhưng nay tiếp tục bán thông qua hình thức lập vi bằng; chỉ một nhà đất nhưng lại bán thông qua hình thức lập vi bằng cho nhiều người nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
II. Vi bằng mua bán nhà đất được lập trong trường hợp nào?
Mặc dù không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định nhưng Thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất như sau:
– Xác nhận tình trạng nhà, đất.
– Giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
– Ghi nhận việc đặt cọc,…
III. Quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vi bằng mua bán nhà đất
Quy định pháp luật về vi bằng mua bán nhà đất như sau:
1. Thẩm quyền lập vi bằng mua bán nhà đất
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP để được cấp bản sao thì Văn phòng Thừa phát sẽ là người có thẩm quyền cấp.
2. Chủ thể có quyền yêu cầu lập vi bằng mua bán nhà đất
Những đối tượng sau đây có thể yêu cầu cấp bản sao vi bằng theo Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:
– Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cấp bản sao vi bằng để phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
– Người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
IV. Một số câu hỏi thường gặp về vi bằng mua bán nhà đất
1. Lập vi bằng khi mua đất có thể thay thế hợp đồng mua bán công chứng không?
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực mà chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Do đó, Văn phòng thừa phát lại không được lập vi bằng mua bán đất, vi bằng không có giá trị thay thế hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực. Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng.
2. Giao dịch mua bán nhà đất bằng vi bằng có bị vô hiệu hay không?
Về giá trị pháp lý, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Vậy, việc mua bán nhà ở là giao dịch mà pháp luật quy định buộc phải có công chứng hoặc chứng thực nên không thể lập vi bằng.
3. Mua bán nhà chỉ cần vi bằng có được không?
Lập vi bằng khi mua bán nhà đất là hình thức không được pháp luật công nhận vì nếu dùng hình thức lập vi bằng thì hợp đồng chuyển nhượng sẽ coi như là chưa được công chứng, chứng thực, vi phạm Điều 167 Luật Đất đai 2013 và hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
4. Vi bằng có làm sổ hồng được không?
Mua nhà đất vi bằng vi bằng sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Đồng nghĩa, việc mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng sẽ không được cấp sổ đỏ.
Trên đây là những thông tin xoay vi bằng mua nhà đất. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về vi bằng mua nhà đất, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
Nguồn: https://nplaw.vn/quy-dinh-phap-luat-ve-vi-bang-mua-nha-dat.html#:~:text=1.-,Vi%20b%E1%BA%B1ng%20mua%20b%C3%A1n%20nh%C3%A0%20%C4%91%E1%BA%A5t%20l%C3%A0%20g%C3%AC%3F,Th%E1%BB%ABa%20ph%C3%A1t%20l%E1%BA%A1i%20%C4%91%C3%B3ng%20d%E1%BA%A5u.